Mã lỗi Genie 5 và cách sửa chữa
Xe cắt kéo Genie 5 là loại xe cắt kéo được sản xuất từ năm 2003 đến năm 2011. Là dòng xe dùng bền và sửa chữa đơn giản hơn dòng xe smarklink ( Genie 6) hiện tại. Phụ tùng thay thế cũng rẻ hơn nhiều. Các lỗi hiển thị cũng đơn giản về dễ sửa.
Lỗi của xe nâng sẽ hiện thị ở 2 chỗ. Một là ở ngày trên hộp ECM của xe để ở dưới thân xe. 2 là hiển thị ở trên tay điều khiển platfrom control
Nếu dưới ECM mà hiển thị 2 gạch ngang thì lúc đó xe đang không bị lỗi gì cả, Hoạt động bình thường.
Hoặc trên tay điều khiển platfrom control hiển thị các vạch ngang từ 1-6 xếp thanh 2 hàng thì lúc đó là xe đang làm việc bình thường. Các vạch ngang là hiển thị vạch của pin bình ắc quy, Khi pin đủ đầy điện áp thì sẽ báo 6 vạch ngang. Còn khi gần hết nó sẽ hiển thì còn 1 vạch. Cho đến khi không chạy được nữa thì sẽ báo lỗi LL.
Sau đây là bảng mã lỗi của xe cắt kéo Genie 5:
Mã 01
Internal ECM error đây là lỗi bên trong ECM. Có thể là do ECM bị lỗi chương trình phần mềm hoặc bị sốc điện hư hỏng linh kiện bên trong. Với lỗi này thì thử tắt hết nguồn trên và nguồn dưới, rút ECM ra sau đó cắm lại. Bật nguồn lên dùng thử nếu không chạy được thì phải thay ECM khác. Hoặc có chuyên gia giỏi thì cắm máy tính chạy lại thử chương trình xem nó có nhận không.
Mã 02
Lỗi ECM và P Con ( platfrom control) không giao tiếp được với nhau lỗi này thường xẩy ra khi đứt 1 trong 5 dây nối từ ECM tời PCON. 90% lỗi này là hư giắc cắm kết nối tay điều khiển. Cần phải kiểm tra đo thông mạch lại đường dây từ trên xuống dưới. Để biết đứt ở đâu và xử lý. Trường hợp tất cả 5 dây vẫn thông mạch thì ECM hỏng ( cần thay ECM)
Lưu ý: Trong lúc kiểm tra đấu giây, giắc cắm, cần phải tắt nguồn dưới không để dây dương và âm chạm nhu. Nếu để chạm dây nó sẽ là cháy bên trong ECM, hỏng ECM
Mã 03
Undefined platform DIP switch settings Lỗi này là do cài đặt công tắc DIP ở trên tay điều khiển PCON chưa xác định. Nguyên nhân có thể là do xe làm nóng quá , chương trình nó chạy lỗi, hoặc do người dùng ấn lung tung, ấn nhiều làm cái đặt chương trình bị sai.
Cách khắc phục là cài đặt lại chương trình cho đúng. Hãy liên hệ với kỹ sư của chúng tôi để hướng dẫn xử lý.
Mã lỗi 12
Chassis up/down toggle closed at start up. Lỗi này là do dính công tắc nâng hạ ở bảng điều khiển bên dưới lúc khởi động. Kiểm tra lại có thể cái công tắc đó nó đang dính không trả về vị trí trung gian, hoặc nó bị hư thì phải thay cái khác.
Mã lỗi 18
Pothole guard failure Lõi 2 thanh chống ổ Gà ở 2 bên sườn thành dưới cùng của xe. 2 thanh này nhằm mục địch chống lật xe, kê cứng xe khi xe đi 1 bánh vào chỗ trũng. thanh này thường được thiết kế để gập lên khi xe di chuyển dưới thấp và bung ra khi xe làm việc trên cao. khoản cách giữ thanh đó khi bung ra và mặt đất không quá 1cm.
Lỗi này thường xuyên xẩy ra khi mặt bằng gồ ghề, hoặc bánh quá mòn, hưởng vướng vật cản gì đó mà 1 trong 2 thanh chống ổ gà không bung ra được, thì nó sẽ báo lỗi 18. Còn trường hợp mà khi nâng xe lên thanh chống ổ gà vẫn bung ra được thì khi đó là do hỏng 1 trong công tắc limit ở cơ cầu bật thanh đó, hoặc là đứt dây điện nối từ đó tới ECM. Cần kiểm tra và sửa chữa những cái đó sẽ khắc phục được lỗi này.
Mã lỗi 19
Limit switch failure Lỗi công tắc hạn chế hành trình. Kiểm tra sửa chữa, hoặc thay thế cái khác
Mã lỗi 42
Platform left turn switch fault – Hỏng phím công tắc đánh lái bên trái. Cần tháo ra thay mới.
Mã lỗi 43
Platform right turn switch fault – Hỏng phím đánh lái phải, xử lý tưởng tự như lỗi 42, Tháo ra thay phím khác là xong.
hoặc thay thế tay điều khiển khác
Mã lỗi 46
Platform drive enable switch fault. – Hỏng công tắc enbale ( cò bấm ) tháo ra thay phím mới là xong.
Mã lỗi 47
Platform joystick fault. Lỗi này do hỏng cần điều khiển chính, do chiết áp chia không đều. Không để được vị trí trung gian. Có thể kiểm tra lại tay điều khiển đã để ở vị trí trung gian chưa, hoặc kiểm tra dây bên trong cần điều khiển chính có đứt không, hoặc là do hỏng chiết áp. Nếu có thì phải thay thế chiết áp đúng loại. Hoặc thay luôn tay điều khiển PCON mới.
Mã lỗi 52
Forward coil fault – Lỗi cuộn van điên từ của thao tác tiến. Kiểm tra dây từ ECM tời cuộn van có bị đứt không, hoặc do cuộn solenoi bị hư, cần đo lại điện trở xem có nằm trong khoảng cho phép không hay là bị đứt hoặc cháy. Đứt dây thì nối lại, còn cháy cuộn thì thay cuộn khác.
Mã lỗi 53
Reverser coil fault – Lỗi cuộn van lùi. Lỗi này tương tự lỗi 52 áp dụng cho cuộn van lùi.
Mã lỗi 54
Up coil fault – lỗi này hỏng liên qua tới cuộn van nâng . Xử lý giống với lỗi 52. Kiểm tra đường dây từ ECM ra cuộn van nâng hoặc là cuộn solenoi
Mã lỗi 55
Down coil fault : lỗi cuộn van hạ . Lúc bị lỗi này thì hiện tượng là xe không hạ được. Xử lý cũng khá đơn giản. Kiểm tra xem đường dây của van hạ có bị đưt, hoặc tụt giắc cắm không, hay là do hỏng cuộn solenoi
Mã lỗi 56
Steer right coil fault : Lỗi cuộn van đánh lái phải – Lỗi này biểu hiện xe sẽ không đánh lái được sang bên phải. Cần kiểm tra lại đường dây từ ECM tới cuộn van đánh lái phải có bị đứt hay tụt giắc cắm không, hay là do hỏng cuộn solenoi
Mã lỗi 57
Steer left coil fault: Tương tự như lỗi 56. Lỗi này biểu hiện không đánh lái được sang bên trái. cần kiểm tra đường dây từ ECM tới cuộn van đánh lái trái. Và điện trở của cuộn dây solenoi trái để biết được nó hư ở đâu.
Mã lỗi 58
Brake coil fault – Lỗi cuộn van phanh. Biểu hiện của lỗi này là xe không thể di chuyển được, cần kiểm tra đường dây từ ECM tới cuộn solenoi của van phanh và đo kiểm tra cuộn solenoi có vấn đề gì không.
Mã lỗi 59
Series/parallel coil fault Lỗi này là vấn đề đến từ van nhanh chậm, bị đứt dây hoặc hỏng cuộn solenoi
Mã lỗi 68
Low battery voltage – Lỗi này báo xe bị hết điện. Cần kiểm tra đo lại bình hoặc giắc cắm, hoặc bộ nạp xem có vấn đề gì không. Nếu tất cả bình thường thì chỉ là do dùng quá nhiều mà chưa cắm xạc cho nó. Thông thường bình ăc quy phải đáp ứng cho người làm việc làm 8 tiếng. Sau đó cắm xạc tối thiểu 10 tiếng thì xe mới đầy điện.
Mã lỗi LL
Off lever fault – Lỗi này là lỗi báo nghiêng. Cần kiểm tra xem xe có ở mặt phẳng nghiêng không. Nếu nghiêng thì nó sẽ báo lỗi và không cho nâng. Nhưng trường hợp xe không đứng ở mặt bằng phẳng mà vẫn báo nghiêng thì cần kiểm tra lại xem dây có bị đứt không, hoặc chỉnh lại cảm biến cho giọt nước phải nằm giữ bằng cách chỉnh 3 con ốc xung quanh.
Mã lỗi OL
Đây là lỗi báo quá tải : Cái này tuỳ option, xe được trang bị, xe thì không. Thông thường thì xe có van chỉnh áp rồi nên việc có cái cảm biến quá tải vào đây nhiều lúc cũng phiền phức và không cần thiết. Khi nó báo lỗi thì cần kiểm tra xem tải có đúng bị quá không. bớt tải trọng xuống. Nếu trường hợp tải không có hoặc nhẹ mà vẫn báo quá tải thì phải kiểm tra lại đường dây từ ECM tới cảm biến báo tải. hoặc thay cảm biên mới.
Mã lỗi CH
Mã lỗi CH là mã lỗi hiển thị ở trên bảng điển khiển trên PCON. mã này hiện lên là do chìa khoá đang chọn chế độ điều khiển bên dưới. Cần xoay chìa khoá sang bên trái lệch so với phương thẳng đứng 45 độ.